CÔ VÀ TRÒ TRƯỜNG MẪU GIÁO MỸ AN THAM QUAN LĂNG CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC

Để chào mừng các ngày lễ lớn: ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 30/4, ngày Quốc Tế Lao động 1/5, ngày  sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh 19/5 và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Sáng ngày 27/4/2019, Trường Mẫu giáo Mỹ An đã tổ chức cho trẻ đi tham quan khu di tích lịch sử Lăng Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại đường Phạm Hữu Lầu, thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là nơi an nghỉ của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (18621929), ông là một nhà nho yêu nước, và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia ngày 9 tháng 4 năm 1992.

Mục đích của chuyến tham quan này là giúp trẻ được đi tham quan dã ngoại, giao lưu nhằm nâng cao sự hiểu biết của mình về quê hương đất nước và biết thêm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử tại quê hương, góp phần trong hoạt động xây dựng phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ, giúp trẻ thêm gắn bó với cô giáo, bạn bè cũng như có được những sân chơi bổ ích, thiết thực, giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư duy, sáng tạo, hình thành cho trẻ tình yêu về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

hinh 1

                          Hình ảnh đoàn tham quan trước cổng khu di tích.

Tại buổi tham quan các bé được vào giếng mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và được nghe cô hướng dẫn viên kể về cuộc đời của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ngôi mộ được đặt quay về hướng đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống, trên mái đắp nổi tượng chín con rồng, tượng trưng cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long luôn che chở và bảo vệ cho ngôi mộ của Người – Người chí sĩ yêu nước.

Khuôn viên lăng mộ có nhiều loại cây hoa, cây cảnh quý hiếm được bà con khắp cả nước mang về trồng lưu niệm, đặc biệt là cây khế đã được 292 năm tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 321 năm tuổi (nằm bên phải mộ). Phía trước mộ là ao sen hình ngôi sao 5 cánh, chính giữa sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao gần 7m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, lương tâm trong sáng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, và đó cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp.

hình 2

Hình ảnh đoàn tham quan thắp hương viếng Mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

“Khu di tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được khang trang như ngày hôm nay là được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Trong suốt 17 tháng thi công, lúc nào cũng có từ 200 – 700 người dân đến góp công xây dựng khu mộ. Đặc biệt, còn có những cụ già đã 60, 70 tuổi vẫn đến xin góp công sức xây dựng khu mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

hình 3

hình 4

Hình ảnh đoàn tham quan nghe cô hướng dẫn viên kể về cuộc đời của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Tại đây đoàn còn được tham quan Nhà sàn Bác Hồ. Ngôi nhà được thiết kế đúng theo tỷ lệ 1/1 với ngồi nhà sàn Bác ở Hà Nội, để cho người dân Miền Nam không có điều kiện ra thăm quê bác có thể biết được khung cảnh ngôi nhà của Bác như thế nào thông qua mô hình tái hiện lại Làng Sen quê Bác, do kiến trúc sư đến tận nơi nghiên cứu, thiết kế đồ án, phục chế y chang kích cỡ để giữ mãi di tích lịch sử, nhằm thực hiện ý nguyện người dân là muốn Bác Hồ được ở gần Cha và nhắc nhở thế hệ con cháu sau này luôn mãi mãi nhớ về một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước, Người luôn có một cuộc sống giản dị, bình thường, cả đời hy sinh cho dân tộc, cho Tổ quốc. Đó là tấm gương sáng ngàn đời để lớp người chúng ta học tập, noi theo…

hình 5

Hình ảnh trẻ tham quan nhà sàn Bác Hồ trong khu di tích.

Ngày nay, nhân dân ta vẫn tiếp nối truyền thống yêu nước, tiếp tục bày tỏ lòng kính yêu đối với Cụ Phó Bảng và Bác Hồ qua  những đóng góp thiết thực. Đặc biệt trong thời gian tôn tạo Khu di tích, nhiều cá nhân, đơn vị, gia đình hiến tặng nhiều cây kiểng quý.

hinh 6

Hình ảnh trẻ chụp hình lưu niệm với một số cây hoa, quang cảnh xung quanh khu di tích được nhân dân hiến tặng.

Ngoài ra, trẻ còn được tận mắt nhìn các ngôi nhà cổ, với không gian nhà ở, một số hình ảnh sinh động về sinh hoạt của những làng nghề tiêu biểu của người dân Hòa An xưa là nghề trồng và xắt thuốc lá với sản phẩm nổi danh “thuốc rê Cao Lãnh”; nghề rèn và xay lúa, nghề gói bánh tét, giã gạo, đàn ca tài tử… từng là niềm tự hào về bàn tay tài hoa đầy sáng tạo của người dân Hòa An.

hình 14hình 15

Hình ảnh trẻ quan sát các ngôi nhà,làng nghề của người dân Hòa An lúc xưa.

Ngoài ra, trong buổi tham quan, để tạo không khí  vui tươi sôi nổi,  các cô còn tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian, trò chơi vận động cho trẻ cùng giao lưu với nhau.

hình 16hinh 17

Hình ảnh trẻ chơi các trò chơi dân gian trong khu di tích.

Trong suốt chuyến tham quan, nhà trường luôn đặt ra tiêu chí “An toàn, thoải mái cho trẻ” là trên hết cho nên các cô luôn túc trực dõi theo quan sát, chăm sóc trẻ.

Kết thúc chuyến tham quan ở khu di tích, trẻ lại được trở về trưòng cùng các cô. Mặc dù thời gian không nhiều, nhưng trẻ đã có một buổi tham quan khu di tích của địa phương và các hoạt động ngoài trời đầy hứng thú và phấn khởi được thể hiện trên những khuôn mặt ngây thơ, hồn nhiên của trẻ.

hinh 18

Đoàn tham quan của trường chụp hình lưu niệm với Tượng cụ Phó bảng

Nguyễn Sinh Sắc trong khu di tích.

                                                            

                                                       Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thanh Đào